Sâm bố chính hay còn được gọi là thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên, sâm báo, sâm khu năm, thuộc họ Cẩm quỳ với danh pháp khoa học là Malvaceae. Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các công dụng của sâm bố chính. Vì vậy hãy cùng Biok tìm hiểu về sâm bố chính.
Sâm bố chính là cây như thế nào?
Sâm bố chính là một loại cây thân thảo sống dai, mọc đứng, thân khá yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao từ 0,3m đến 1m. Rễ mầm màu trắng nhạt hay vàng nhạt, có đường kính 1,5 – 2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống Nhân sâm, có lẽ vì thế nên trong dân gian đã sử dụng và thấy loại thảo dược này có dược tính tốt như các loại cây sâm khác.
Lá dài 6 – 7cm, rộng 30mm. Lá ở phía gốc cây hình bầu dục, không xẻ, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp, có phiến lá chia thuỳ với thuỳ giữa dài hơn, có phiến lá chia thuỳ trông như mũi tên. Mặt lá có lông đơn hay hình sao, lá kèn hình sợi chỉ dài 7mm có ít lông dài.
Cây ra hoa vào tháng 6 – 7. Hoa màu hồng hay đỏ, pha ít ánh vàng, mọc đơn độc ở nách lá, đường kính tới 8cm. Cuống hoa dài 5 – 8cm, có lông cứng, hơi phồng phần đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7 – 10 bộ phận, dài 12 – 14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cánh hoa dài 5 – 6cm, rộng 3 – 4cm ở ngọn. Nhiều nhị gắn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến.
Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông.
Hạt hình quả thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất khít nhau thành những gợn hay ụ màu vàng.
Hiện nay, sâm bố chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tĩnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hoà Bình và Tây Bắc.
Sâm bố chính có tác dụng dược lý gì?
Sâm bố chính có chứa khoảng 35- 40% chất nhầy. Ngoài ra theo tư liệu của Trần Công Luận và cộng sự, ở trong rễ của loại thảo dược này tìm thấy rất nhiều phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic.
Các thành phần khác như:
Hàm lượng lipid chiếm 3,96% bao gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic.
Hàm lượng protein toàn phần chiếm 0,23g %, hàm lượng protid chiếm 1,26g %.
11 chất axit amin trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin,prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin.
Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%( d – glucose và l – rhamnose).
13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.
5 công dụng của sâm bố chính
Với sự phong phú về hàm lượng dinh dưỡng và hoạt chất đặc biệt, rễ củ sâm bố chính mang lại tác dụng tuyệt vời trong y học.
Trong Y học hiện đại sâm bố chính được ứng dụng để chữa trị các bệnh như:
Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể giúp dự phòng và tiêu diệt vi rút
Bổ khí huyết, hỗ trợ chữa trị suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, tiểu són
Hỗ trợ giảm lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh
Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh đường hô hấp.
Hỗ trợ điều trị bệnh hay hồi hộp, tim đập nhanh, khó ngủ
Một số lưu ý về sâm bố chính
Sâm bố chính có hình dạng giống sâm nhưng không hoàn toàn có các công dụng giống nhân sâm. Do vậy cần tham khảo kĩ trước khi sử dụng.
Sâm bố chính có tính hàn, người có thể trạng hư hàn cần tẩm gừng khi sử dụng hoặc uống nước gừng làm ấm người trước khi uống nước sâm bố chính.
Nước sâm bố chính Biok
Nước sâm bố chính Biok là sự kết hợp giữa chiết xuất sâm bố chính và các loại dược liệu, vitamin tạo nên một sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe người Việt.
Sản phẩm được đóng gói uống liền tiện lợi với hộp 30 gói – hộp 15 gói – hộp 5 gói.
Sử dụng đều đặn hàng ngày tối thiểu 3-6 tháng để nhận được kết quả tốt nhất.